Không ít nhà kinh doanh ở Việt Nam cho rằng, kinh doanh muốn “lời to, lãi đậm” chỉ có thể đầu tư vào lĩnh vực ăn uống. Điều này có khả năng đúng đối với những chủ đầu tư xác định được hướng đi rõ ràng và có sự kiên trì. Kinh doanh dịch vụ ẩm thực hay còn gọi tắt là kinh doanh FnB muốn thực sự hiệu quả, thu hồi vốn nhanh, bạn phải biết nắm bắt và thay đổi kịp thời để phù hợp với xu hướng của khách hàng. Để làm được điều này, bạn cần phải nắm được những xu hướng mới nhất trong kinh doanh ngành FnB chia sẻ sau đây!
Thư mục bài viết
Kinh doanh FnB là gì?
Kinh doanh FnB là gì? Từ “FnB” là chữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Food and Beverage. Có nghĩa là mô hình kinh doanh các dịch vụ liên quan đến ẩm thực, ăn uống. Ngành FnB cung cấp các loại hình dịch vụ kinh doanh, buôn bán ẩm thực như: nhà hàng, khách sạn, cafe, karaoke, quán trà sữa…
Hai loại hình kinh doanh FnB chủ yếu hiện nay gồm: doanh nghiệp kinh doanh FnB độc lập và bộ phận FnB trong doanh nghiệp. Hiểu từng loại hình cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh FnB độc lập
Gồm các doanh nghiệp chỉ tập trung phục vụ một mảng ẩm thực, cung cấp đồ ăn thức uống cho khách hàng như: các quán cafe, nhà hàng, quán ăn,…
- Bộ phận FnB trong doanh nghiệp
Là bộ phận chịu sự quản lý của doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn này sẽ phục vụ lĩnh vực khác có thể là lưu trú, trung tâm thương mại,…. Khi đó, bộ FnB sẽ phục vụ khách hàng về đồ ăn thức uống đi kèm.
Ví dụ, bộ phận FnB phục vụ các bữa ăn trong khuôn viên sạn hoặc các quán ăn như gà rán, cafe trong các tòa nhà là trung tâm thương mại,…
Cần lưu ý rằng, ngành kinh doanh FnB và ngành dịch vụ là 2 ngành khác nhau. Food and Beverage là phần nhỏ của cả ngành dịch vụ – nơi bao hàm các dịch vụ khác chứ không chỉ ăn uống.
Xu hướng kinh doanh FnB hiện nay
Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh FnB được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh – mạnh – vững trong thời gian sắp tới. Do vậy, nếu nắm bắt được xu hướng kinh doanh ngành FnB, chắc chắn bạn sẽ đạt được hiệu quả như mong đợi. Dưới đây là một số nghiên cứu về xu hướng kinh doanh FnB hiện nay:
Tập trung vào đối tượng trẻ
Dân số Việt Nam được xác định là dân số trẻ, năng động và thích ứng nhanh. Dự tính đạt 105 triệu người đến năm 2030. Vì thế, xác định phân khúc khách hàng mà bạn sẽ phục vụ sẽ dựa trên những số liệu thống kê này.
Với con số đó, khách hàng mục tiêu của bạn chính xác nằm ở những đối tượng có độ tuổi từ 16 đến 30 (chiếm 25% dân số cả nước). Họ là những người thường xuyên sử dụng các dịch vụ ăn uống ở thời điểm hiện tại và trong tương lai do tính chất công việc và đời sống có quy định. Vì thế, kinh doanh hướng đến đối tượng trẻ được cho là xu hướng đúng nhất và cần được đẩy mạnh trong năm 2024.
Ưu tiên thực phẩm tốt cho sức khỏe
Sẽ không có gì ngạc nhiên khi ngày nay các thương hiệu lớn thường cho ra mắt các sản phẩm “healthy” như Trà Hi-Tea Healthy, thực phẩm thuần chay,… để đáp ứng thị hiếu ăn uống của người tiêu dùng là ngon và sạch.
Ngày nay, người Việt đang có xu hướng chi nhiều tiền cho các sản phẩm đảm bảo sức khỏe, các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Vì thế, nếu có dự định kinh doanh ngành FnB bạn nên nắm bắt nhanh xu hướng này.
Thanh toán kiểu “thời đại số”
Sự chuyển đổi số khá mạnh mẽ như hiện nay đã đưa đến sự ra đời của các phương thức thanh toán nhanh – tiện – chính xác hơn thay vì dùng tiền mặt. Người tiêu dùng chắc chắn sẽ rất hài lòng nếu doanh nghiệp của bạn biết ứng dụng công nghệ số vào việc thanh toán để thay thế cho tiền mặt.
Bạn có thể sử dụng hình thức chuyển khoản, quẹt thẻ, quét mã QR code để tối ưu thời gian cho khách hàng. Đây cũng chính là điểm cộng giúp bạn tạo được ấn tượng với khách hàng.
Giao đồ ăn tận nơi
Dịch vụ giao đồ ăn, thức uống đã phổ biến mạnh mẽ từ khoảng năm 2015 từ một nền tảng thương mại Shopee với các tính năng vượt trội như nhanh – tiện – tiết kiệm cả thời gian, công sức cho người mua hàng.
Những năm 2020 trở lại đây, dịch vụ giao đồ ăn tận nơi lại càng phát triển mạnh mẽ nhất là trong và sau đại dịch Covid 19. Đến nay, việc doanh nghiệp kinh doanh FnB nếu bán thực ăn, đồ uống ngon thì chưa đủ mà cần phải có những dịch vụ đi kèm để giúp tối ưu thời gian, công sức của khách hàng.
6 mô hình kinh doanh FnB phổ biến nhất 2024
Dưới đây sẽ là 6 mô hình kinh doanh FnB phổ biến, dự đoán sẽ trở thành xu hướng HOT từ năm 2024 trở về sau:
Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Kinh doanh FnB theo dạng nhượng quyền thương hiệu là mô hình mới nổi trong những năm trở lại đây nhưng vô cùng thu hút. Từ nguồn lực có sẵn, việc giải quyết các bài toán về phí đầu tư và vận hành cũng được giải quyết ngay từ đầu.
Mô hình này sẽ được các cá nhân, doanh nghiệp có vốn ít lựa chọn để khởi nghiệp. Trong loại hình kinh doanh này, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu nhượng quyền có thể khả sát về mức độ rủi ro về nguồn vốn.
Bên nhận quyền cũng có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư, từ đó giúp cho việc thu lại lợi nhuận trở nên nhanh hơn. Chưa kể, nếu thương hiệu đó đã có tiếng trên thị trường, việc bạn nhượng quyền từ họ cũng giúp cho bạn kiếm được doanh thu khá cao.
Mô hình Take Away – bán mang đi
Take Away là dạng kinh doanh FnB mang đi. Loại hình này sẽ phù hợp với những cá nhân, doanh nghiệp muốn khởi nghiệp nhưng chưa có khả năng thuê một mặt bằng lớn đủ sức để chưa khách hàng ngồi lại.
Mô hình này phổ biến nhất trong thời đại dịch Covid 19 bùng phát dữ dội, cấm tụ tập đông người. Cũng từ đó, mô hình này lại có vẻ rất “ăn ý” để chống dịch. Tuy nhiên, nếu kinh doanh mô hình này, muốn thành công hãy thật sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm, thời gian chế biến và cả bao bì gói ghém cho thật bắt mắt, ấn tượng bạn nhé!
Mô hình Self Service – Tự phục vụ
Thay vì phải tuyển nhiều nhân viên để phục vụ khách hàng, tính tiền, lên đồ cho khách,… hay đôi khi việc nhân viên của bạn cứ tới lui, dò thăm vị khách hàng của mình sẽ gây sự phiền toái, e ngại cho khách thì hãy thử chuyển sang mô hình kinh doanh tự phục vụ này.
Chắc chắn, không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên phục vụ mà còn tăng được trải nghiệm của khách hàng.
Để thực hiện thành công mô hình này, bạn có thể đầu tư giải pháp menu điện tử để khách hàng quét mã QR và gọi món tại bàn, có bảng điện tử hướng dẫn cho các bước chọn món, thanh toán và lấy đồ tại quầy nhanh chóng.
Mô hình All-in-shop
Mô hình này sẽ ưu tiên nhiều tiện ích được tích hợp trong một khu nhất định. Những tiện ích này sẽ liên quan thống nhất với nhau nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Thông thường mô hình này sẽ rất phù hợp với dân công sở, sinh viên hay giới trẻ có xu hướng mua sắm hiện đại. Các doanh nghiệp kinh doanh FnB này sẽ đáp ứng các nhu cầu ăn uống lớn và tiếp cận được đa dạng khách hàng hơn.
Mô hình từ nông trại đến bàn ăn
Mô hình này được khá nhiều doanh nghiệp FnB theo đuổi nhằm hướng đến nhu cầu ăn uống sạch sẽ – an toàn cho con người. Kinh doanh mô hình này bắt buộc bạn phải sử dụng của nguyên nhiên liệu có sẵn từ nông trại, được bảo quản và chế biến kỹ lưỡng.
Nếu được hãy để cho khách hàng của mình nhìn thấy cận cảnh quá trình chế biến để nâng cao sự tin tưởng và hài lòng.
Mô hình One-stop Dining
Mô hình One – Stop Dining được hiểu là kiểu nhà hàng kết hợp kinh doanh cafe. Tại đây, khách hàng có thể thưởng thức những món ăn mặn, đồ ngọt và thưởng thức đồ uống tại cùng một không gian. Từ đó giúp nâng cao trải nghiệm, tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn đáp ứng được nhiều nhu cầu cùng một lúc.
Kinh doanh FnB vốn là lĩnh vực không khó nhưng cũng không dễ bởi đòi hỏi ở người kinh doanh sự nhạy bén trong nắm bắt thời cơ, xu hướng thị trường và có sự kiên trì. Vì thế, những thông tin cung cấp trên đây chắc chắn sẽ hữu ích không nhỏ giúp cho bạn định hình được chiến lược kinh doanh ngành ăn uống, ẩm thực. Chúc bạn thật nhiều may mắn trên chặng đường sắp tới!