xe kinh doanh F&B take away

FRONT OF HOUSE (FOH) KHÁC GÌ BACK OF HOUSE (BOH)?

12 / 100

Trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, có rất nhiều nhân sự làm việc trong các bộ phận khác nhau nhằm tạo nên trải nghiệm tốt nhất cho thực khách. Nhìn chung, các bộ phận được chia thành 2 nhóm chính là Front of House (FOH) và Back of House (BOH). Để xây dựng quy trình vận hành F&B và xây dựng cách giữ chân nhân sự phù hợp tốt hơn, bạn cần hiểu và phân biệt được 2 nhóm này. Vì thế, biết được định nghĩa, chức năng và vị trí của Front of House (FOH) khác gì Back of House (BOH) trong bài viết dưới đây.\

Định nghĩa FOH và BOH là gì?

FOH là gì?

Front of House (FOH) tạm dịch là khu vực tiền sảnh. Cụm từ dùng để chỉ các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mỗi ngày. Nhân viên khu vực này thường làm việc theo ca để luôn có mặt và hỗ trợ khách hàng trong mọi thời điểm.

kinh doanh ca phe
kinh doanh ca phe

BOH là gì?

Back of House (BOH) tạm dịch là các khu vực hậu sảnh. Cụm từ được dùng cho các vị trí đảm nhiệm những công việc tách biệt với khách hàng. Những bộ phận này thường làm việc trong giờ hành chính, ít hoặc không tiếp xúc với khách hàng.

Chức năng của FOH khác gì BOH?

Chức năng của FOH

FOH có nhiệm vụ chăm sóc và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vì thế, FOH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và trải nghiệm của thực khách tại doanh nghiệp F&B. Những công việc chính của nhóm này là pha chế, lễ tân, nhân viên phục vụ,….

Chức năng của BOH

BOH sẽ đảm nhiệm các vị trí hỗ trợ cho FOH nhưng không tác động trực tiếp đến doanh thu. Những bộ phận này sẽ thực hiện công việc để đảm bảo mọi quy trình đều diễn ra như mong muốn.

BOH thực hiện công việc để đảm bảo mọi quy trình đều diễn ra như mong muốn (Nguồn: Internet)

Các vị trí trong FOH khác gì BOH?

Có rất nhiều vị trí nhân sự khác nhau trong doanh nghiệp F&B. Vì thế, bạn sẽ rất khó để phân biệt cụ thể vị trí nhân sự đó thuộc FOH hay BOH. Biết được điều này, 

Các vị trí thuộc FOH

Một số vị trí trong FOH trong doanh nghiệp F&B là:

  • Nhân viên phục vụ (Servers): Nhân viên phục vụ có nhiệm vụ nhận order đồ ăn, thức uống của thực khách. Đồng thời, vị trí này cần nắm rõ về thực đơn để trả lời hoặc tư vấn cho khách hàng về món ăn/thức uống của nhà hàng.
  • Nhân viên hỗ trợ phục vụ (Bussers): Vị trí này sẽ hỗ trợ nhân viên phục vụ bằng cách bằng cách phục vụ món ăn, rót nước đầy ly, dọn bàn trong suốt bữa ăn và ngay sau khi khách hàng rời đi. Đồng thời, nhân viên phải sắp xếp lại bàn ăn và ghế ngồi để đảm bảo phòng ăn luôn sạch sẽ.
  • Nhân viên pha chế (Bartender): Nhiệm vụ chính của vị trí này là chuẩn bị và pha chế các loại rượu, bia, cocktail cùng các loại đồ uống khác để phục vụ khách hàng trong phòng ăn và quầy bar.
  • Quản lý quầy bar (Bar Manager): Nhiệm vụ chính của vị trí này là giám sát và đào tạo Nhân viên quầy bar. Đồng thời, Quản lý quầy bar còn có nhiệm vụ tạo đồ uống mới và giám sát việc mua các thành phần tạo nên đồ uống như rượu, đồ trang trí, công cụ pha chế,….
  • Quản lý tầng (Floor managers): Có nhiệm vụ chính là giám sát tất cả các nhân viên trong xuyên suốt bữa ăn/ca làm việc.
  • Host/Hostesses: Là nhân viên đứng ở sảnh để đón khách tương tự với vai trò của lễ tân trong khách sạn. Nhiệm vụ của vị trí này là đón khách, sắp xếp chỗ ngồi cho khách và cho Nhân viên phục vụ biết dự định tổ chức ngày đặc biệt như ngày kỷ niệm, sinh nhật,… của thực khách ngay trong nhà hàng.
  • Quản lý ca (Shift Manager): Đối với những doanh nghiệp F&B chia thành nhiều ca làm việc thì Quản lý ca sẽ giám sát các vị trí thuộc FOH, hỗ trợ xử lý phàn nàn của thực khách, đào tạo nhân viên và đảm bảo nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ rồi báo cáo lại cho Tổng giám đốc.
  • Tổng giám đốc (General manager): Là người giám sát hoạt động hàng ngày của tất cả nhân sự trong nhà hàng/quán cafe. Tuy Tổng giám đốc doanh nghiệp F&B sẽ có văn phòng nhưng họ thường dành nhiều thời gian cho khu vực FOH để giúp khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng.

Ngoài các vị trí phổ biến trên, vẫn còn một số vị trí nhân sự khác thuộc FOH nhưng chỉ xuất hiện ở một số mô hình kinh doanh F&B cao cấp như Sommelier, Điều phối viên cung cấp dịch vụ ăn uống (Catering Coordinator), Điều phối viên tổ chức tiệc và sự kiện riêng (Banquet and Private Events Coordinator),…

Các vị trí thuộc BOH

Các vị trí thuộc BOH mà chủ doanh nghiệp, cấp quản lý nên biết là:

  • Đầu bếp và Bếp phó (Chefs, sous chefs): Có nhiệm vụ chính là chọn nguyên liệu, sắp xếp thực đơn, đào tạo học việc và Prep cook, duy trì kho hàng trong nhà bếp.
  • Người chuẩn bị đồ nấu (Prep cooks): Chuẩn bị các nguyên liệu thô để các đầu bếp sử dụng khi chế biến món ăn.
  • Quản lý nhà bếp (Kitchen Manager): Là người chịu trách nhiệm tất cả hoạt động của bếp. Cụ thể là hoạt động thuê nhân viên, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn và hỗ trợ bếp khi cần.
  • Tiếp thị (Marketing): Trách nhiệm chính của vị trí này là xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu. Cụ thể là các hoạt động như quản lý các phương tiện truyền thông xã hội của doanh nghiệp, email marketing, các sự kiện quảng bá thương hiệu,….
  • Nhân sự (HR): Vị trí này sẽ quản lý các vấn đề nhân sự như xây dựng nội quy, quản lý nhân sự, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp,…
  • Tài chính (Finance): Nhiệm vụ chính của bộ phận này là giám sát các vấn đề tài chính của doanh nghiệp từ kế toán đến tính lương tính lương cho nhân sự.
quảng cáo uy tín Sài Gòn
quảng cáo uy tín Sài Gòn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
While viewing the website, tap in the menu bar. Scroll down the list of options, then tap Add to Home Screen.
Use Safari for a better experience.